Trang chủ Liên hệ

DDR3, DDR4 là gì? Có những chuẩn RAM gì và chúng khác nhau thế nào?

Nguyễn Tú 26/03/2021

DDR là gì?

RAM viết tắt của Random Access Memory, có nghĩa là Bộ nhớ Truy cập Ngẫu nhiên và là nơi lưu trữ tất cả các hoạt động và tác vụ của máy tính đang được sử dụng.

Nếu bạn cảm thấy máy tính của mình hơi chậm, bạn có thể nâng cấp RAM cho nó. Tuy nhiên, dung lượng chỉ là một khía cạnh - lấy ví dụ, RAM 2GB của DDR2 800 không bằng với chip 2GB của DDR3 1333.

Hiểu được sự khác biệt này là rất quan trọng vì máy tính có thể chỉ tương thích với một loại RAM.

Vậy DDR là gì?

Thuật ngữ này đề cập đến "Double Data Rate RAM" ngụ ý rằng giao thức RAM này có thể truyền hai khối dữ liệu trên mỗi chu kỳ xung nhịp, cung cấp cho nó băng thông lý thuyết gấp đối so với SDRAM trước đó ở cùng một xung nhịp.

RAM DDR2, DDR3, và DDR4

DDR

Được đưa ra vào năm 2000, cho đến gần năm 2002 loại RAM này mới được sử dụng. Nó chạy ở điện áp 2.5V và 2.6V, với mật độ tối đa là 128 Mb (do đó không có module nào trên 1 GB), và có tốc độ 266 MT/s (100-200 MHz).

DDR2

Được phát hành khoảng năm 2004, nó chạy với điện áp 1.8V, ít hơn DDR 28%. Mật độ tối đa được tăng lên 256 Mb (2 GB mỗi module). Cùng theo đó, tốc độ tối đa cũng nhân đổi đạt 533 MHz.

DDR3

Loại RAM này xuất hiện trong năm 2007, và đó là một cuộc cách mạng vì công nghệ XMP đã được áp dụng. Module bộ nhớ này chạy với 1.5V và 1.65V, với tốc độ căn bản 1066 MHz, và mật độ lên tới 8 GB mỗi module.

RAM DDR4

Đến tận năm 2014 loại RAM này mới có mặt, nhưng nó đã trở thành loại RAM phổ biến nhất hiện nay. Điện áp được giảm xuống 1.05V và 1.2V, mặc dù nhiều module hoạt động ở 1.35 V. Tốc độ đã được tăng lên đáng kể, với tốc độ cơ bản là 2133 MHz. Hiện nay có module 32GB, nhưng dung lượng tối đa mỗi module của DDR4 có thể cao hơn rất nhiều.

Kết luận

Ảnh: Quora

 

Bài viết liên quan